Thứ Năm, 23 tháng 4, 2009

ÔN TẬP LỊCH SỬ HKII

ÔN THI LỊCH SỬ 4


Bài 1: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long ( năm 1786 )


1./ Mùa xuân năm1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ,Nguyễn Huệ dựng cờ khởi nghĩa chống chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong.
- Sau khi đã lật đổ chính quyền họ Nguyễn, quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long để tiêu diệt chính quyền họTrịnh và thống nhất giang sơn vào năm 1786.

2./ Kể lại chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn tiêu diệt chính quyền họ Trịnh:
- Quân của Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long theo hai hướng: đường bộ và đường thủy như vũ bão.
- Quân họ Trịnh ỷ lại, chủ quan không đề phòng, dẫn đến bị quân Tây Sơn đánh tan xác. Trịnh Khải bị bắt.

3) Kết quả việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long:
-Tiêu diệt được chính quyền họTrịnh, thống nhất giang sơn sau 200 năm bị chia cắt.
-Nguyễn Huệ giao quyền cai quản cho vua Lê cai trị ở Đàng Ngoài (1.786)




Bài 2: Quang Trung đại phá quân Thanh: (năm 1789)


1) Cuối năm 1788, mượn cớ giúp nhà Lê, quân Thanh sang xâm chiếm nước ta, chủ tướng nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị.
Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế ấy hiệu là Quang Trung kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh.

2) Diễn biến trận đánh :
-Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân(1789), Quang Trung kéo quân ra Tam Điệp, cho quân sĩ ăn Tết sớm, rồi chia thành năm đạo quân tiến ra Thăng Long.

+Mồng 3 Tết Kỉ Dậu (1789) quân ta chiếm được đồn Hà Hồi.
+Mông 5 Tết, quân ta đánh chiếm cả hai đồn Ngọc Hồi và Đống Đa. Tại đồn Đống Đa,tướng giặc là Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Kết quả: Tôn Sĩ Nghị dẫn đám tàn quân về nước. Quân ta toàn thắng. (xem thêm sách giáo khoa )

3) Hằng năm vào mồng 5 Tết, nhân dân ta tổ chức lễ giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại thắng quân Thanh.


Bài3: Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung.

1./ Những chính sách của vua Quang Trung :
a)Về kinh tế:
- Ban’’Chiếu khuyến nông’’: lệnh cho dân trở về làng quê cày cấy khai phá ruộng hoang. Giúp cuộc sống người dân ấm no, thu hoạch nhiều lúa gạo…
-Quang Trung cho đúc đồng tiền mới, mở cửa biển để thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán; yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho nhân dân hai nước qua lại tự do trao đổi hàng hóa.

b)Về văn hóa, giáo dục:
- Coi trọng chữ viết của dân tộc: Đó là chữ Nôm và xem chữ Nôm là chữ chính thức của quốc gia nhằm bảo tồn và phát triển chữ viết dân tộc.

2) Ý nghĩa về những chính sách của vua Quang Trung đưa ra là muốn phát triển kinh tế và văn hóa của đất nước; muốn đất nước vững mạnh, âm no…



Bài 4: Nhà Nguyễn thành lập:

1) Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Sau khi vua Quang Trung mất, triều đại Tây Sơn suy yếu. Nguyễn Ánh huy động lực lượng tấn công Tây Sơn.
- Đến năm 1802 Tây Sơn tan rã, Nguyễn Ánh lên ngôi và lấy hiệu là Gia Long .
- Từ1802 đến 1858, nhà Nguyễn đã trải qua các đời vua như :Gia Long;Minh Mạng;Thiệu Trị;Tự Đức.

2) Các vua quan nhà Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho bất cứ ai:
- Không lập ngôi hòang hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình điều hành mọi việc.
- Đặt ra luật pháp: Bộ luật Gia Long…nhằm bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, đế cao địa vị của quan lại, trừng trị tàn bạo kẻ chống đối.
- Xây dựng quân đội…, xây dựng thành trì vững chắc, xây dựng các trạm ngựa, chuyển tin tức…


Bài 5:Kinh thành Huế.

Vài nét về kinh thành Huế: (xem thêm sách giáo khoa )

- Các vua quan nhà Nguyễn cho xây dựng nên kinh thành Huế.Đây là tòa thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta.
- Xây dựng nhiều lăng tẩm với các công trình kiến trúc nghệ thuật tuyệt đẹp.
- Ngày 11/12/1993,quần thể cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét