Thứ Tư, 6 tháng 5, 2009

ÔN TOÁN - HKII

ÔN TOÁN 

 

1.      Tính diện tích hình thoi có số đo hai đường chéo lần lượt là 8 cm và 24 cm ?


2.     Tổng số tiền của hai anh em  là 240.000 đồng. Tính số tiền của mỗi người ? Biết số tiền của anh bằng 3/2 số tiền của em ?

 

3.      Tính diện tích hình bình hành có cạnh đáy là 40 cm và chiều cao là 12 cm ?

 

4.      Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 48 cm và gấp 3 chiều rộng ?

 

5.      Trung bình cộng của hai số là 34. Số thứ nhất là 30. Tìm số thứ hai ?

 

6.      Chiều dài thửa ruộng hình chữ nhật được vẽ trên bản đồ là 16 cm theo tỉ lệ là 1:2000. Tính chiều dài thật sự của thửa ruộng đó bằng mét?

 

7.      Một thửa ruộng hình chữ nhật có  chu vi là 480 m, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Người ta trồng đậu trên thửa ruộng đó, cứ trung bình 100 m² thì thu được 50 kg đậu. Hỏi cả thửa ruộng đó người ta thu được bao nhiêu tạ đậu ?

 

 

8.      Mẹ đi chợ mua rau hết 1/8 số tiền, mua cá hết 2/5 số tiền.

a)     Tính phần số tiền còn lại ?

b)     Nếu số tiền mẹ đem theo đi chợ là 100.000 đồng. Thì số tiền còn lại là bao nhiêu?

 

9.    Cha hơn con 27 tuổi. Tính số tuổi của mỗi người ? Biết tuổi con bằng 2/5 tuổi cha?

 

10. Mẹ hơn con 32 tuổi. Tính tuổi hiện nay của mỗi người ? Biết rằng ba năm trước tuổi của mẹ bằng 7/3 tuổi con ?

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2009

TẬP LÀM VĂN - TẢ CON LỢN

Tên : Hoàng Anh Trâm

Lớp : 4A

 

Tập làm văn

 

Đề bài : TẢ CON LỢN

  

Hè nào, em cũng về quê thăm bà ngoại. Nhà bà có nuôi một con heo rất dễ thương đã được 5 tháng.

  

Ngày mới bắt về, chú chỉ bằng trái bầu lớn,mà bây giờ chú đã bằng xô nước, nặng gần 50kg. Nổi bật trên nước da hồng hồng là bộ lông trắng như tuyết. Đầu chú giống như trái dưa hấu hơi dẹp về phía trước. Hai taI chú giống như hai lá mít. Mỗi khi chú cử động vành tai lại rung rung. Đôi mắt màu đen nhỏ như hai hòn bi lúc nào cũng hít lại. Hai cái lỗ mũi nhỏ nằm giữa cái mõm dài và dày như nấp lon sũa bò. Hai lỗ mũi chú lúc nao cũng động đậy, cái mũi chú ngửi thức ăn vá đánh hơi rất giỏi. Mình chú tròn và dài khỏang một mét. Cái bụng cồng kềnh và xệ gần sát đất, mông căng tròn và nở nang. Bốn chân to như bắp chân người lớn, chắc khỏe đẻ nâng đỡ thân hình mập ú của chú. Mỗi chân lại có bốn móng, ở phía dưới là lớp thịt đệm giúp chú đi lại dễ dàng hơn. Đuôi chú không dài lắm, chóp đuôi có chùm lông như cây chổi chà phe phẩy đuổi tất cả bọn ruồi quấy phá.

     Mỗi lần nghe tiếng chân quen thuộc của bà em, lợn biết ngay có người mang thức ăn đến liền đi lại quanh chuồng như rất mừng rỡ. Chú hít mũi, đánh hơi khịt khịt, đôi mắt ti hí cứ nhìn chằm chằm vào máng thức ăn trông thật đáng yêu. Ngay sau đó chú sục ngay mõm vào máng và ăn một cách ngon lành. Sau khi ăn no, chú đi một cách nặng nề và nằm ịch ngay ở góc chuồng, thở phì phò, bụng phình to hạ xuống, mắt lim dim. Thỉnh thỏang chú lại hất đuôi lên xua ruồi muỗi.

 

Em rất yêu và thương chú lợn của ngoại nuôi vì chú thật đáng yêu và có những hành động thật ngộ nghĩnh. Em tự nhủ mỗi khi về quê ngoại chơi, được chăm sóc chú lợn thật tốt để chú ngày càng to béo, khỏe mạnh ... đó cũng là niềm vui của mình… 

TẬP LÀM VĂN - TẢ CON MÈO

Họ và tên: TRẦN NGỌC QUỲNH ANH

Lớp: 4A

Thứ hai ngày 4 tháng 5 năm 2009

                                               

Tập làm văn

 

Đề bài : Em hãy tả con mèo mà em biết

                                               

Bài làm

           

“ Meo meo meo” đó chính là tiếng kêu của con mèo nhà em đó. Ba em đã nhặt nó về nuôi khi nó bị người ta vứt ngoài đường.

           

Em đặt tên cho nó là Miu. Ôi! Chú Miu nhà em mới xinh xắn làm sao! Miu thuộc giống mèo tam thể. Trên mình khoác bộ lông màu vàng, trắng và đốm đen. Thân hình chú nhỏ, thon như chiếc gối ôm của em bé. Cái đầu tròn và nhỏ như trái banh lông. Còn hai tai của Miu thì như nấm mèo, cứ rủ xuống mãi không thôi. Mỗi khi nghe ngóng điều gì thì đôi tai tự nhiên thẳng đứng. Đôi mắt tròn xoe như hai hột nhãn. Mũi nhỏ hồng hồng lúc nào cũng ươn ướt. Miệng của chú Miu nhỏ có những sợi ria mép trắng trông thật dễ thương nhưng khi chú ngáp thì những chiếc răng nanh chìa ra trông thật đáng sợ. Cái đuôi dài, trắng mịn màng lúc nào cũng quơ qua quơ lại trông rất ngộ nghĩnh. Bốn chân chú ngắn với những bộ móng vuốt sắc bén để cào và vồ mồi. Chú có một cái đặc điểm là chỉ ngủ ban ngày chứ không ngủ ban đêm.

      Chú Miu rất giỏi bắt chuột. Mỗi khi thấy có con chuột nào thì con chuột đó khó lòng thoát khỏi móng vuốt sắc bén của chú. Nhờ vậy, nhà em không còn bị lũ chuột phá phách nữa.

           

Cả nhà em ai cũng quý Miu cả. Em xem chú Miu như người bạn nhỏ của mình, luôn chăm sóc yêu thương chú Miu. Đáp lại, chú cũng rất mến em, quấn quýt bên em mỗi khi em đi học về…

  

             

LỊCH KIỂM TRA CUỐI KÌ II

LỊCH KIỂM TRA CUỐI KÌ II

- Thứ sáu, 08 - 05 - 2009 : Kiểm tra môn Lịch sử và Địa lí.
- Thứ hai, 11 - 05 - 2009  : Kiểm tra môn Toán và Khoa học.
- Thứ ba, 12 - 05 - 2009   : Kiểm tra môn Tiếng Việt ( Chính tả, Tập làm văn, Tập đọc.)

Ghi chú : Học sinh thi buổi chiều bắt đầu lúc 13 giờ 30, ngồi theo phòng thi và số báo danh. Buổi sáng học ôn bình thường.

TẬP LÀM VĂN - TẢ CON GÀ TRỐNG

Họ và tên : TRẦN NGỌC QUỲNH ANH

Lớp: 4A           

Đề bài 2 : Em hãy tả con gà trống mà em biết 

Bài làm 

            Nhà em có nuôi một con gà trống rất khoẻ mạnh. Nó là loài ăn tạp, thứ gì cũng ăn cả. Ba mẹ em rất cưng nó. Ngoài thóc gạo, ba em còn cho nó ăn thêm vài con cá nhỏ…

Tính đến nay chú gà trống của em khoảng  một năm tuổi. Nhìn bề ngoài của chú không to lắm nhưng ai ngờ chú lại nặng tới hai ki-lô-gam. Với dáng vẻ mập mạp, rắn rỏi, chú gà trống tinh nghịch của em luôn làm ra vẻ mình là người khoẻ nhất. Cái vẻ đỏm dáng của chú được tô điểm thêm bằng bộ lông nhiều màu sắc đầy sức hấp dẫn, bảnh trai. Để tìm giun và các loại côn trùng chú cần có đôi mắt linh hoạt, đôi mắt như hai hòn ngọc, long lanh đến không ngờ. Không chỉ có mắt tinh để kiếm mồi mà chú còn có cái mỏ cứng dùng để mổ. Đặc biệt cái mào đỏ chót trên đầu chú chính là cái vương miện để chú có dịp làm chảnh với các cô gà mái. Đôi chân nhanh nhẹn cùng cái cánh khoẻ mạnh chú kiếm được rất nhiều thức ăn. Mà mỗi lần kiếm được thức ăn là chú đều chia cho các cô gà mái ở nhà kế bên.

    Sáng sớm, chú bay lên nóc nhà em. Vỗ cánh và gáy “ò ó o”. Ý là chú muốn nói là “Cô chủ ơi, hãy mau dậy đi, coi chừng trễ học đó…”         

Cả nhà em ai ai cũng quý chú cả. Em đã hứa với ba là sẽ chăm sóc chú thật tốt và không để dịch cúm gia cầm lây sang con gà nhà em.

  

TẬP LÀM VĂN - TẢ CON CHÓ

Họ và tên: TRẦN NGỌC QUỲNH ANH

Lớp: 4A         

Thứ năm ngày 30 tháng 4 năm 2009

Tập làm văn 

Đề bài 1: Em hãy tả một con chó mà em biết 

Bài làm         

Nhà em có nuôi một con chó lông xù, màu trắng. Em rất thương nó và nó cũng rất mến em. Mỗi khi đi học về, nó lúc nào cũng quấn quýt bên em. 

Đây là loại giống chó Nhật, em đặt tên nó là Lucky. Khi mới về nhà, Lucky khoảng hai tháng tuổi, đến nay đã qua hai mùa giáng sinh. Bây giờ chú chững chạc, ra dáng “người lớn” lắm,  cao đến đầu gối em. Đầu chú to gần bằng trái bưởi, trên đầu còn có một cái xoắn màu đen trông rất xinh. Cái mũi nhỏ ươn ướt màu đo đỏ nho nhỏ xinh xinh. Hai con mắt long lanh như hai hột nhãn. Cái mõm màu trắng bệt, dài khoảng mười xăng-ti-mét. Chú khoát lên người bộ lông trắng muốt từ trên xuống dưới. Lucky thích tắm lắm nên bộ lông chú rất sạch sẽ, mượt mà và êm dịu…

      Lucky rất khôn ngoan, không bao giờ cắn người hay gặm phá đồ vật. Chú như một người bảo vệ rất giỏi, đã nhiều lần giúp ba em bắt trộm.          

Cả nhà em đều quý Lucky, nhờ có chú mà gia đình em không sợ trộm nữa, đêm nào cũng được ngon giấc. Em sẽ chăm sóc Lucky thật tốt, xem Lucky như một người bạn thân của mình…                        

 

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2009

ÔN TOÁN ĐIỂN HÌNH - HKII

ÔN TOÁN ĐIỂN HÌNH LỚP 4 - HKII

 

1. Lớp 4B có 49 học sinh, số học sinh giỏi bằng 2/5 số học sinh còn lại. Hỏi :

a) Lớp 4 B có bao nhiêu học sinh giỏi?

b) Lớp 4 B có bao nhiêu là học sinh chưa phải là học sinh giỏi ?

 

 

2. Xe thứ nhất chở 62 bao gạo, xe thứ hai chở 65 bao gạo. Xe thứ nhất chở ít hơn xe thứ hai 120 kg gạo. Hỏi mỗi xe chở bao nhiêu kg gạo ?

 

 

3. Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 320 m. Chiều rộng kém chiều dài 3 lần. Cứ 100 m² thì thu hoạch được 4 kg thóc. Hỏi thửa ruộng đó thu hoạch được bao kg thóc ?

 

 

4. Một tấm bìa hình thoi có tổng độ dài hai đường chéo là 80 cm. Biết tỉ số  của hai đường chéo là 3/7. Tính diện tích tấm bìa ?

 

 

5. Một cửa hàng có số vải trắng bằng 4/7 số vải hoa. Tính số vải của mỗi loại? Biết tổng số vải cả hai loại là 198 m.

 

 

6. Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài 220 m, chiều rộng bằng 3/5 chiều dài. Người ta trồng tiêu ở đó, tính ra cứ 6m² thu hoạch 30 kg tiêu. Hỏi người ta thu hoạch cả thửa ruộng đó bao nhiêu tạ tiêu ?

 

 

7. Một thửa ruộng có chu vi 348 m, chiều dài hơn chiều rộng 20 m. Tính diện tích thửa ruộng đó?

 

 

8. Một mảnh vườn hình chữ nhật có  chu vi là 128m, chiều rộng bằng 3/5 chiều dài. Tính diện tích?

 

 

9. Tổng hai số chẵn liên tiếp nhau là 74. Tìm hai số đó?

 

 

10. Chị Mai đem trứng ra chợ bán. Buổi sáng chị bán được 3/8 số trứng. Buổi chiều chị bán được 1/4 số trứng. Hỏi :

a) Tính phần số trứng còn lại sau khi bán cả hai buổi?

b) Nếu chị Mai đem ra chợ 272 quả trứng thì số trứng còn lại là bao nhiêu quả?

 

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2009

ÔN TẬP KHOA HỌC HKII

ÔN TẬP KHOA HỌC LỚP 4

1) Tại sao có gió? Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi lạnh đến nơi nóng.

2) Người ta chia sức gió thành 13 cấp.

- Cấp 0 = trời lặng gió

- Cấp 2 = gió nhẹ

- Cấp 5 = gió khá mạnh

- Cấp 7 = gió to

- Cấp 9 = gió dữ

- Cấp 12 = bão tố mạnh nhất

3) Tác hại của bão gây ra : ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng và tài sản của con người như: hư hại nhà cửa, thiệt hại mùa màng; ảnh hưởng đến việc chăn nuôi; sản xuất, giao thông, ô nhiễm môi trường, gây dịch bệnh, cuộc sống sinh hoạt của con người bị ảnh hưởng….

4) Một số cách phòng chống bão :

- Theo dõi bản tin dự báo thời tiết để biết trước có sự chuẩn bị phòng chống kịp thời.

- Sửa chữa nhà cửa, nơi ở…

- Dự trữ thức ăn, nước uống.

- Không đi ra đường khi có bão.

- Chú ý tắt điện, đề phòng cháy cháy nổ…

- Không nên cho tàu bè ra khơi khi trời có bão.

5) Tại sao ta phải bảo vệ bầu không khí trong sạch ?

- Bầu không khí trong sạch giúp con người, vật nuôi được khỏe mạnh, ít mắc bệnh về đường hô hấp…

6) Bảo vệ bầu không khí trong sạch bằng cách nào?

- Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, trường lớp sạch sẽ.

- Không xả rác, tiêu tiểu bừa bãi.

- Giảm lượng khói, khí độc thải ra từ xe có động cơ, từ nhà máy sản xuất, từ khói bếp đun…

- Trồng cây xanh, bảo vệ rừng…

7) Nhiệt có ảnh hưởng như thế nào đối với con người, động thực vật?

- Nhiệt có ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động vật, thực vật

- Nếu phải sống trong điều kiện nhiệt độ không thích hợp mà cơ thể không tự điều chỉnh được hoặc không có biện pháp nhân tạo để khắc phục, mọi sinh vật sẽ chết kể cả con người. Nhiệt độ cơ thể của người bình thường là 37°C .

8) Nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm thì:

- Gió sẽ ngừng thổi, Trái Đất trở nên lạnh giá – nước đóng băng – không có mưa – Trái Đất không có sự sống và trở thành 1 hành tinh chết.

9) Thực vật cần gì để sống?

Thực vật cần đủ nước, chất khoáng, không khí, ánh sáng thì mới sống và phát triển bình thường

10) Thực vật cần không khí để HÔ HẤP và QUANG HỢP :

- Quá trình hô hấp: thực vật hấp thu khí oxy và thải ra khí các-bô-níc. Thiếu oxy thực vật sẽ ngừng hô hấp và chết.

- Quá trình quang hợp: nhờ ánh sáng mặt trời, thực vật có sự trao đổi khí trong quang hợp: Thực vật hấp thu khí các-bô-níc và thải ra khí ôxy. (ngược lại quá trình hô hấp)

Nhờ quang hợp, thực vật tổng hợp các chất hữu cơ (đường, bột) từ các chất vô cơ (nước, chất khoáng, khí các-bô-níc) để phát triển lớn lên…

11) Sự trao đổi chất ở thực vật : Có hai quá trình trao đổi chất ở thực vật. Đó là :

a) Trao đổi chất khí trong hô hấp : Thực vật hấp thu khí oxy và thải ra khí các-bô-níc

b) Trao đổi thức ăn ở thực vật : Nhờ ánh sáng mặt trời, thực vật hấp thụ khí các-bô-níc, nước, chất khoáng và thải ra khí ôxy, hơi nước, các chất khoáng khác.

12) Động vật cần gì để sống?

Động vật muốn tồn tại và phát triển bình thường thì cần đủ : không khí, nước uống, thức ăn và ánh sáng.

13) Động vật ăn gì để sống? Tùy theo các loài động vật, chúng ăn các loại thức ăn khác nhau như :

a. Loài ăn thực vật (cỏ, lá cây, rơm rạ…) : như trâu, bò, hươu, nai, dê, ngựa…

b. Loài ăn thịt : cọp, sư tử, beo, cá mập, rắn, …

c. Loài ăn sâu bọ : chim, ếch nhái…

d. Loài ăn tạp ( vừa ăn thực vật, vừa ăn động vật ) : lợn, gà, vịt, chó, mèo…

14) Phần lớn thời gian sống của động vật dành cho việc kiếm ăn.

15) Sự trao đổi chất ở động vật : Động vật hấp thu khí ôxy, nước uống, các chất hữu cơ và thải ra khí các-bô-níc, mồ hôi, nước tiểu và các chất thải khác như phân...