Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2009

ÔN TẬP KHOA HỌC HKII

ÔN TẬP KHOA HỌC LỚP 4

1) Tại sao có gió? Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi lạnh đến nơi nóng.

2) Người ta chia sức gió thành 13 cấp.

- Cấp 0 = trời lặng gió

- Cấp 2 = gió nhẹ

- Cấp 5 = gió khá mạnh

- Cấp 7 = gió to

- Cấp 9 = gió dữ

- Cấp 12 = bão tố mạnh nhất

3) Tác hại của bão gây ra : ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng và tài sản của con người như: hư hại nhà cửa, thiệt hại mùa màng; ảnh hưởng đến việc chăn nuôi; sản xuất, giao thông, ô nhiễm môi trường, gây dịch bệnh, cuộc sống sinh hoạt của con người bị ảnh hưởng….

4) Một số cách phòng chống bão :

- Theo dõi bản tin dự báo thời tiết để biết trước có sự chuẩn bị phòng chống kịp thời.

- Sửa chữa nhà cửa, nơi ở…

- Dự trữ thức ăn, nước uống.

- Không đi ra đường khi có bão.

- Chú ý tắt điện, đề phòng cháy cháy nổ…

- Không nên cho tàu bè ra khơi khi trời có bão.

5) Tại sao ta phải bảo vệ bầu không khí trong sạch ?

- Bầu không khí trong sạch giúp con người, vật nuôi được khỏe mạnh, ít mắc bệnh về đường hô hấp…

6) Bảo vệ bầu không khí trong sạch bằng cách nào?

- Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, trường lớp sạch sẽ.

- Không xả rác, tiêu tiểu bừa bãi.

- Giảm lượng khói, khí độc thải ra từ xe có động cơ, từ nhà máy sản xuất, từ khói bếp đun…

- Trồng cây xanh, bảo vệ rừng…

7) Nhiệt có ảnh hưởng như thế nào đối với con người, động thực vật?

- Nhiệt có ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động vật, thực vật

- Nếu phải sống trong điều kiện nhiệt độ không thích hợp mà cơ thể không tự điều chỉnh được hoặc không có biện pháp nhân tạo để khắc phục, mọi sinh vật sẽ chết kể cả con người. Nhiệt độ cơ thể của người bình thường là 37°C .

8) Nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm thì:

- Gió sẽ ngừng thổi, Trái Đất trở nên lạnh giá – nước đóng băng – không có mưa – Trái Đất không có sự sống và trở thành 1 hành tinh chết.

9) Thực vật cần gì để sống?

Thực vật cần đủ nước, chất khoáng, không khí, ánh sáng thì mới sống và phát triển bình thường

10) Thực vật cần không khí để HÔ HẤP và QUANG HỢP :

- Quá trình hô hấp: thực vật hấp thu khí oxy và thải ra khí các-bô-níc. Thiếu oxy thực vật sẽ ngừng hô hấp và chết.

- Quá trình quang hợp: nhờ ánh sáng mặt trời, thực vật có sự trao đổi khí trong quang hợp: Thực vật hấp thu khí các-bô-níc và thải ra khí ôxy. (ngược lại quá trình hô hấp)

Nhờ quang hợp, thực vật tổng hợp các chất hữu cơ (đường, bột) từ các chất vô cơ (nước, chất khoáng, khí các-bô-níc) để phát triển lớn lên…

11) Sự trao đổi chất ở thực vật : Có hai quá trình trao đổi chất ở thực vật. Đó là :

a) Trao đổi chất khí trong hô hấp : Thực vật hấp thu khí oxy và thải ra khí các-bô-níc

b) Trao đổi thức ăn ở thực vật : Nhờ ánh sáng mặt trời, thực vật hấp thụ khí các-bô-níc, nước, chất khoáng và thải ra khí ôxy, hơi nước, các chất khoáng khác.

12) Động vật cần gì để sống?

Động vật muốn tồn tại và phát triển bình thường thì cần đủ : không khí, nước uống, thức ăn và ánh sáng.

13) Động vật ăn gì để sống? Tùy theo các loài động vật, chúng ăn các loại thức ăn khác nhau như :

a. Loài ăn thực vật (cỏ, lá cây, rơm rạ…) : như trâu, bò, hươu, nai, dê, ngựa…

b. Loài ăn thịt : cọp, sư tử, beo, cá mập, rắn, …

c. Loài ăn sâu bọ : chim, ếch nhái…

d. Loài ăn tạp ( vừa ăn thực vật, vừa ăn động vật ) : lợn, gà, vịt, chó, mèo…

14) Phần lớn thời gian sống của động vật dành cho việc kiếm ăn.

15) Sự trao đổi chất ở động vật : Động vật hấp thu khí ôxy, nước uống, các chất hữu cơ và thải ra khí các-bô-níc, mồ hôi, nước tiểu và các chất thải khác như phân...


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét