Thứ Năm, 23 tháng 4, 2009

ÔN TẬP ĐỊA LÍ

ÔN TẬP ĐỊA LÍ 4

Bài 1 : Đồng bằng Nam Bộ

1./ Nêu đặc điểm sơ lược về đồng bằng Nam Bộ
- Đồng bằng Nam Bộ lớn nhất nước ta và lớn gấp ba lần đồng bằng Bắc Bộ, được bồi đắp phù sa bởi sông Mê Công và sông Đồng Nai.
- Phần Tây Nam Bộ còn gọi là đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng trũng dễ bị ngập nước như : Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.
- Thành phần đất gồm có đất phù sa, đất mặn, đất phèn.

2./ Đặc điểm sông ngòi kênh rạch ở đồng bằng Nam Bộ:
- Sông Mê Công bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua một số nước, khi chảy qua nước ta khu vực đồng bằng Nam Bộ được chia ra thành hai nhánh : sông Tiền và sông Hậu và đổ ra biển qua chín cửa nên có tên gọi là sông Cửu Long.
- Phần Tây Nam Bộ : người dân không đắp đê, thường có lũ lụt, mỗi năm được bồi đắp thêm phù sa. Mùa khô thường thiếu nước ngọt. Người dân đào nhiều kênh rạch chằn chịt để tưới tiêu, sinh hoạt….thuận lợi giao thông đường thủy.
- Phần Đông Nam Bộ : có nhiều hồ chứa nước ngọt để sinh hoạt sản xuất như hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An..

3./ Cuộc sống của người dân ở đồng bằng Nam Bộ
- Người dân ở đây chủ yếu là dân tộc Kinh, Chăm, Hoa và Khơ-me.
- Tây Nam Bộ : nhà cửa được xây dựng đơn sơ dọc theo các sông, ngòi, kênh, rạch. Phương tiện đi lại thường là xuồng ghe…
- Hiện nay cuộc sống người dân đã được nâng cao, nhà cửa xây dựng kiên cố hơn.
- Trang phục truyền thống giản dị : quần đen, áo bà ba, khăn rằn...
- Người dân thường tổ chức nhiều lễ hội truyền thống như : Lễ hội Bà Chúa Sứ , Hội Núi Bà…cầu nguyện điều may mắn trong mùa màng, cuộc sống…



Bài 2: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ


1./ Nêu những thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp ở đồng bằng Nam Bộ
- Nhờ có thiên nhiên ưu đải, nguồn nước dồi dào, ngươì dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nên nông nghiệp phát triển mạnh. Đồng bằng Nam Bộ được ví là vựa lúa lớn nhất của cả nước.
- Nhờ có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằn chịt, dày đặc và vùng biển nước ta có nhiều cá tôm... nên rất thuận lợi cho việc đánh bát thủy hải sản.

2./ Ngành công nghiệp ở đồng bằng Nam Bộ phát triển nhất nước ta là nhờ :
- Có nguồn nguyên liệu, có sức lao động dồi dào và nguồn công nhân có tay nghề cao nên nền công nghiệp ở đồng bằng Nam Bộ phát triển mạnh. ( như công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp khai thác dầu khí, công nghiệp điện, phân bón … )

3./ Nét văn hóa độc đáo ở đồng bằng Sông Cửu Long là chợ nổi trên sông, tập trung buôn bán trên sông bằng ghe, xuồng...thật nhộn nhịp. ( như : chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền ở Cần Thơ ; chợ nổi Phụng Hiệp ở Hậu Giang…)


Bài 3 : Thành phố Huế

- Vị trí : Thành phố Huế nằm ở đồng bằng Bình –Trị - Thiên . Phía tây giáp với dãy Trường Sơn , phía đông giáp với Biển Đông
- Dãy núi Bạch Mã lấn ra biển chắn ngang Huế & Đà Nẵng
- Thành phố Huế có nhiều cảnh đẹp như : sông Hương chảy qua thành phố Huế, Cầu Trường Tiền , chợ Đông Ba , núi Ngự Bình…
- Thành phố có nhiều công trình kiến trúc cổ, độc đáo như : đền đài, cung điện, chùa chiền, lăng tẩm…Cố Đô Huế được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
- Nền văn hóa đặc sắc ở Huế là : Dân ca Huế , Nhã nhạc ,múa hát cung đình…
- Ẩm thực : các món ăn Huế rất ngon và nổi tiếng như cơm hến, bún bò huế, các loại bánh, nem...
- Ở Huế có nhiều làng nghề truyền thống như : đúc đồng, dệt may…
- Có nhiều nhà hàng, khách sạn, khu tham quan, giải trí ... phục vụ khách du lịch.



Bài 4: Thành phố Hồ Chí Minh

1./ Vị trí :
- TP. Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước.
- Nằm bên sông Sài Gòn còn có lịch sử hơn 300 năm
- Trước kia có tên gọi là Sài Gòn, năm 1976 mang tên TP. Hồ Chí Minh.

2./ TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế văn hóa , khoa học lớn :
- TP.HCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất của cả nước, như ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp chế biến thực phẩm …
- Hoạt động thương mại phát triển mạnh. Chợ, siêu thị, metro hoạt động mua bán phát triển...
- TP.HCM có sân bay Tân Sơn Nhất lớn bật nhất cả nước. Có cảng Sài Gòn là cảng lớn nhất nhì nước ta...thuận lợi vận chuyển hành khách, hàng hóa đi khắp cả nước, cũng như thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài…
- TP.HCM có nhiều viện nghiên cứu khoa học (viện Pasteur), có nhiều trường đại học, có nhiều khu vui chơi giải trí như là : Đầm Sen , Suối Tiên , Thảo Cầm Viên , Củ Chi.



Bài 5 : Dải đồng bằng duyên hải miền Trung

1./ Đặc điểm của dải đồng bằng duyên hải miền Trung :

- Nhỏ hẹp vì núi lan ra sát biển.
- Ven biển có những cồn cát, người dân trồng phi lao để ngăn gió di chuyển các cồn cát vào sâu trong đất liền.
- Có nhiều đầm phá (đầm Cầu Hai, phá Tam giang)
- Ngoài đường bộ đi trên đèo Hải Vân hiểm trở, nay có thêm đường hầm Hải Vân thuận lợi cho việc đi lại...
- Dân cư : Chủ yếu là dân tộc Kinh, Chăm, sống khá đông.
2./ Đặc điểm khí hậu ở dãy đồng bằng duyên hải miền Trung :
- Do dãy Bạch Mã kéo dài ra đến biển nằm giữa Huế và Đà Nẵng tạo thành bức tường chắn gió. Phía Bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh. Phía Nam dãy Bạch Mã không có mùa đông lạnh.
- Mùa hạ miền Trung ít mưa, khí hậu nóng nực hạn hán. - Cuối năm có mưa to, thường gây bão, lũ lụt.
3./ Các hoạt động sản xuất :
- Đất phù sa tương đối được màu mỡ : trồng lúa nên phát triển nông nghiệp…
- Có đất pha cát : trồng mía, đậu phọng…
- Nước biển mặn, nắng nhiều : thuận lợi cho việc làm muối.
- Nhiều đầm, phá : đánh bắt thủy hải sản
- Nhiều đồng cỏ : phát triển chăn nuôi gia súc..

4./ Phát triển du lịch :
- Có nhiều bãi biển đẹp như bãi biển Sầm Sơn ( Thanh Hóa ) , Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Nha Trang ( Khánh Hòa ), Mũi Né ( Bình Thuận )…
- Nhiều di sản văn hóa như : Cố Đô Huế, phố cổ Hội An, khu di tích Mĩ Sơn…

5./ Phát triển công nghiệp :
- Nhà máy khu công nghiệp được xây dựng nhiều tạo cho người dân có việc làm như: nhà máy sản xuất đường, muối , xăng dầu ( nhà máy Dung Quất), nhà máy đóng tàu, chế biến thủy hải sản...

6./ Lễ Hội :
- Có nhiều lễ hội thường tổ chức như : Lễ rước cá Ông ; Lễ hội Tháp Bà ; lễ mừng năm mới… cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc.
- Các hoạt động văn nghệ, thể thao, ẩm thực được tổ chức vui vẻ… thu hút khách tham quan, du lịch...


Bài 6 : Biển đảo và quần đảo

1./ Nêu đặc điểm ở vùng biển VIỆT NAM :

- Vùng biển nước ta có diện tích rộng và là một phận của biển Đông : phía bắc có vịnh Bắc Bộ, phía nam có vịnh Thái Lan.
- Biển là kho muối vô tận, có nhiều thủy hải sản, nhiều khoáng sản .
- Biển còn làm điều hòa khí hậu, ven biển có nhiều bãi biển đẹp... thuận lợi phát triển ngành du lịch.

2./ Đảo và quần đảo : Vùng biển nước ta có nhiều đảo và quần đảo
- Vịnh Bắc Bộ là nơi có nhiều đảo nhất nhất nước ta như : đảo Cát Bà, đảo Cái Bầu... có dân cư đông đúc nhất .
- Vịnh Hạ Long là cảnh đẹp nổi tiếng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
- Ngoài khơi miền Trung có 2 quần đảo lớn là Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền VN.
- Ỡ Quảng Ngãi có đảo Lí Sơn, ở Bình Thuận có đảo Phú Quý, ở phía Nam và Tây Nam có đảo Phú Quốc & và Côn Đảo… đây là những đảo lớn có dân cư sinh sống đông đúc…

3./ Người dân trên đảo sống bằng nhiều nghề như :
- Đánh bắt và chế biến thủy hải sản như : làm nước mắm ( Phú Quốc ) , làm cá, tôm khô , cá hộp…
- Trồng trọt ( trồng hồ tiêu ở Phú Quốc , trồng tỏi ở Lí Sơn…. )
- Làm muối
- Đóng và sửa chữa tàu bè.
- Khai thác khoáng sản. Khai thác tổ yến
- Dịch vụ du Lịch...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét